Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Vinatex thu trăm tỷ mỗi năm nhờ may đồng phục cho 8 tập đoàn

Dù chiếm doanh thu nhỏ nhưng may đồng phục đang là một mảng sáng sủa của Vinatex trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Thông tin về việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Tập đoàn Dệt mau Việt Nam (Vinatex) cho biết 3 năm qua đã liên kết với các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công thương để may đồng phục.

>> Xem thêm: Tin thời trang 2020


Doanh thu mỗi năm cho mảng này đều hơn 100 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu từ việc may đồng phục đạt 106,5 tỷ.

Hiện Vinatex đang may đồng phục cho 8 tổng công ty, tập đoàn lớn, như: Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam... Trong đó, khách hàng đặt may đồng phục lớn nhất trong 3 năm qua là Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Năm ngoái, tổng công ty này chi cho Vinatex 38 tỷ đồng để may đồng phục. 9 tháng đầu năm nay, số tiền đã lên tới 45 tỷ đồng.

Bà Phạm Minh Hương - Giám đốc điều hành Vinatex cho biết, tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối, sử dụng sản phẩm của nhau với các tập đoàn, doanh nghiệp nội địa lớn cũng như chăm chút cho các khách đặt may đồng phục.

"Đối với khách hàng điện lực, cần hiểu rõ đồng phục khách hàng cần không chỉ là đồng phục thông thường mà cần thỏa mãn công năng an toàn, bảo vệ được cho người lao động, giúp người lao động luôn thoải mái làm việc tại những vị trí đặc thù", bà Hương nêu ví dụ.

Nửa đầu năm 2018, tổng thu nội địa của Vinatex hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Dự kiến cả năm nay, tổng thu nội địa sẽ đạt 12.638 tỷ đồng, tăng 22,58% so với cùng kỳ 2017.

Dù làm ăn vẫn phát triển nhưng bà Hương cho rằng ngành may mặc còn đối diện khá nhiều khó khăn. Tại các vùng đô thị, tâm lý sính ngoại vẫn còn chiếm đa số. Cùng với đó, hàng nhái, hàng nhập lậu luôn chiếm ưu thế về mẫu mã đa dạng, giá rẻ nên thâm nhập mạnh vào nông thôn.

"Một số sản phẩm có nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu nên giá thành sản phẩm cao. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt với áp lực từ các thương hiệu ngoại đang tấn công thị trường Việt Nam như Zara, H&M, Topman... Thêm vào đó, vấn nạn hàng nhái, hàng giả diễn ra ngày càng tăng và tinh vi hơn", bà Hương nhận xét.

Related Posts:

  • Vinatex thu trăm tỷ mỗi năm nhờ may đồng phục cho 8 tập đoàn Dù chiếm doanh thu nhỏ nhưng may đồng phục đang là một mảng sáng sủa của Vinatex trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Thông tin về việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Tập đoàn Dệt mau… Read More
  • Tugo tặng áo đôi cho khách ngày Valentine Các cặp đăng ký tour du lịch khởi hành ngày 14/2 sẽ được tặng một đôi áo để cùng lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ. Một chuyến du lịch sẽ là món quà đặc biệt giúp các cặp đang yêu tận hưởng ngày lễ tình nhân. Dịp này, công ty … Read More
  • Sở Giáo dục Hà Nội: 'Chỉ may đồng phục mới khi cần thiết' "Hiệu trưởng các trường tuyệt đối không được để em nào vì không có đồng phục mà không được đến trường", Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống nói Báo cáo tại cuộc họp của Thành uỷ Hà Nội chiều 26/8, Phó giám … Read More
  • Vinatex may đồng phục để giành thị phần nội địa Trước áp lực cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu thời trang mới nổi trong nước, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chuyển hướng tập trung vào phân khúc đồng phục nhằm chiếm lĩnh thị trường. Trao đổi với VnExpress, Phó… Read More
  • Dừng may đồng phục 'giá một tạ thóc' Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chỉ đạo dừng may đồng phục "giá 1 tạ thóc" ở Trường tiểu học Văn Bình vì không phù hợp với kinh tế người dân, đồng thời việc đăng ký theo nhu cầu sẽ làm tăng phân hóa giàu nghèo trong trường học. T… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét