This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Tugo tặng áo đôi cho khách ngày Valentine

Các cặp đăng ký tour du lịch khởi hành ngày 14/2 sẽ được tặng một đôi áo để cùng lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ.

Một chuyến du lịch sẽ là món quà đặc biệt giúp các cặp đang yêu tận hưởng ngày lễ tình nhân. Dịp này, công ty du lịch Tugo tặng nhiều món quà ý nghĩa cho các đôi khi đăng ký tour.

>> Xem thêm: Tin thời trang 2020


Theo đó, các khách là cặp đôi khởi hành ngày 14/2 sẽ được công ty tặng áo để ghi lại hình lưu niệm suốt chuyến đi.

Valentine là dịp lý tưởng cho các cặp đôi hâm nóng tình yêu bằng các chuyến đi. Hàn Quốc với nhiều địa điểm lãng mạn là gợi ý thích hợp cho những người đang yêu. Đến xứ sở kim chi, các đôi có thể ghé thăm đảo Nami, nơi được mệnh danh là thiên đường tại Hàn Quốc. Ngoài ra, bạn có thể cùng nửa kia mặc hanbok và chụp hình tại cung Gyeongbokgung, làng cổ Hanok Bukchon. Xem các màn trình diễn Painters Hero hay Nanta Show cũng là lựa chọn thích hợp.

Nhật Bản là địa điểm phù hợp với các đôi thích sự cổ kính và lãng mạn. Tháng 2, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mùa hoa mơ trắng muốt ở công viên Yoyogi, Inokashira và Ueno. Các đôi có thể đến công viên Hanegi để tham gia vào lễ hội hoa mơ Setagaya Umi.

Với các đôi thích sự sôi động và yêu thích hoạt động ngoài trời, Singapore là điểm đến phù hợp. Đến đảo quốc Sư tử, bạn và một nửa có thể tham quan sở thú Singapore Night Safari. Ngoài ra, tại khu vườn Gardens by the Bay, chương trình biểu diễn ánh sáng phục vụ vào 19h45 và 20h45.

Sở Giáo dục Hà Nội: 'Chỉ may đồng phục mới khi cần thiết'

"Hiệu trưởng các trường tuyệt đối không được để em nào vì không có đồng phục mà không được đến trường", Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống nói

Báo cáo tại cuộc họp của Thành uỷ Hà Nội chiều 26/8, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Hiệp Thống cho biết, công tác chuẩn bị cho năm học mới 2014-2015 của Hà Nội đã tương đối hoàn tất. Toàn thành phố có trên 2.500 cơ cở giáo dục với hơn 1,7 triệu học sinh (tăng 50 cơ sở giáo dục, hơn 142.000 học sinh).

>> Xem thêm: Tin thời trang 2020


Cũng theo ông Thống khẳng định, khoản thu đồng phục học sinh không bắt buộc. "Sở không cấm các trường, phụ huynh may đồng phục cho học sinh. Tuy nhiên chỉ may mới đồng phục khi thực sự cần thiết. Hiệu trưởng các trường tuyệt đối không được để em nào vì không có đồng phục mà không được đến trường", ông Thống nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Sở cho rằng, việc học sinh toàn trường mặc đồng phục cho năm học mới, cùng đồng thanh hát quốc ca là hình ảnh đẹp, có ý nghĩa giáo dục và giúp các em thấy được lòng tự hào, trách nhiệm với nhà trường. Do đó, mặc đồng phục, theo ông là cần thiết.

Phó ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Phan Đăng Long đồng tình với ý kiến, mặc đồng phục sẽ nâng cao vẻ đẹp, niềm tự hào về nhà trường. Theo ông, ý nghĩa sâu xa của việc học sinh trong cùng một lớp mặc đồng phục là giúp các em không bị mặc cảm, phân biệt giàu - nghèo.

"Nếu trong một lớp không thực hiện đồng phục thì các cháu con nhà giàu có thể ăn mặc cách biệt rất xa với con nhà nghèo nhiều. Như vậy, học sinh sẽ bị mặc cảm khi bước vào lớp", Phó ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội chia sẻ.

Vấn đề lạm dụng thu chi đầu năm, hôm nay tiếp tục được đặt ra với lãnh đạo Sở GD&ĐT. Phó giám đốc Sở Nguyễn Hiệp Thống cho biết, theo quy định của UBND TP Hà Nội, trong các trường học có một số khoản thu khác ngoài học phí gồm: Thu, chi phục vụ bán trú trong các trường có tổ chức học bán trú gồm tiền ăn, chăm sóc và trang thiết bị phục vụ bán trú; Thu, chi viện trợ quà biếu, tặng, cho; Thu chi dạy thêm, học thêm trong các trường THCS, THPT; Thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường...

Một số nội dung thu có quy định mức trần như: chăm sóc bán trú, trang thiết bị bán trú, học 2 buổi/ngày, dạy thêm học thêm trong nhà trường và phải được thoả thuận bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh.

Để kiểm soát việc thu chi, Sở GD&ĐT và các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thoả thuận thống nhất bằng văn bản về mức thu khác của các cơ sở giáo dục công lập theo phân cấp quản lý. "Các khoản thu ngoài học phí phải trình lên UBND quận, huyện, Sở GD&ĐT để đảm bảo tính tự nguyện, chính xác", lãnh đạo Sở GD&ĐT nói.

Ông Thống cũng cho hay, ngay khi vào năm học mới, Sở sẽ tổ chức 5 đoàn tới các trường để kiểm tra việc thu chi đầu năm, nhằm đảm bảo không có tình trạng lạm dụng. Sở khuyến khích người dân khi phát hiện tiêu cực sẽ thông báo qua email hoặc số điện thoại đường dây nóng để xử lý kịp thời.  

Để giảm áp lực tài chính đầu năm cho cha mẹ học sinh, đặc biệt các em sống ở vùng KV1, KV2 nông thôn như Ba Vì, Thạch Thất..., Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường không tập trung ngay các khoản vào đầu năm học.

Dừng may đồng phục 'giá một tạ thóc'

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chỉ đạo dừng may đồng phục "giá 1 tạ thóc" ở Trường tiểu học Văn Bình vì không phù hợp với kinh tế người dân, đồng thời việc đăng ký theo nhu cầu sẽ làm tăng phân hóa giàu nghèo trong trường học.

Trao đổi với VnExpress.net, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, sau khi nhận được thông tin về việc may đồng phục ở Trường tiểu học Văn Bình (huyện Thường Tín), Sở đã yêu cầu phòng Giáo dục báo cáo vụ việc. Quan điểm của Sở là không làm những việc bất bình thường.


Ông Thống cho hay, theo Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT, đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường và thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá.

Đồng phục bao gồm quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép - bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác. Bên cạnh đó phải đảm bảo phải tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương.

"Nếu như đồng phục mà cho đăng ký, ai thích may áo, may quần đều được thì không còn gọi là đồng phục nữa. Điều này cũng làm tăng thêm sự phân biệt giàu nghèo, trái với quy định đảm bảo tính bình đẳng và tiết kiệm của Bộ", ông Thống nói. 

Phó giám đốc Sở khẳng định, cho học sinh mặc đồng phục là cần thiết vì sẽ giúp giáo dục truyền thống cho các em, khi ra đường với phù hiệu trên tay thì không nói tục, chửi bậy, đánh nhau. Tuy nhiên, trường Tiểu học Văn Bình quyết định may đồng phục mới mà chưa nhận được sự đồng thuận của phụ huynh toàn trường là sai, chưa tính giá thành của sản phẩm không phù hợp với một địa phương thuần nông, còn nghèo như huyện Thường Tín.

"Ngành giáo dục đang chăm lo 3 đủ cho học sinh, đó là đủ ăn, đủ mặc, đủ sách. Ở thành phố, phụ huynh đa số là công chức thì có thể lo cho con mặc đẹp, còn ở nông thôn, cuộc sống người dân còn khó khăn thì không nên để xảy ra những chuyện không đáng có", ông Thống nói và cho hay, Sở đã chỉ đạo Phòng giáo dục dừng ngay việc may đồng phục giá cao

Trước đó, nhiều người dân ba thôn Bình Vọng, Văn Giáp, Văn Hội (huyện Thường Tín, Hà Nội) bức xúc khi hội phụ huynh gồm 3 người, đại diện cho ba thôn cùng với nhà trường quyết định thay đồng phục cho học sinh. Mức giá cho bộ quần áo mùa hè (váy áo với nữ) và áo vest cho mùa đông được nâng lên gần gấp đôi so với năm trước: lớp 1-2 giá 629.000 đồng, lớp 3 giá 661.000 đồng và lớp 4-5 giá 693.000 đồng. Nhiều người đã đến trường gặp hiệu trưởng để hỏi rõ nhưng không gặp. Vụ việc được thông báo cho Phòng Giáo dục huyện Thường Tín và cuộc họp phụ huynh đột xuất được triệu tập.

Vinatex may đồng phục để giành thị phần nội địa

Trước áp lực cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu thời trang mới nổi trong nước, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chuyển hướng tập trung vào phân khúc đồng phục nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Trao đổi với VnExpress, Phó tổng giám đốc Hoàng Vệ Dũng cho hay năm nay, các đơn vị thành viên của Vinatex đang tập trung vào thị trường may đồng phục. Ông đánh giá, đây là phân khúc mới có tiềm năng lớn, do vậy tập đoàn sẽ tập trung vào 3 mảng chính gồm đồng phục dịch vụ, cơ quan và bảo hộ lao động. Số lượng đơn hàng trong năm dự kiến tăng 30-40% so với trước, trong đó tỷ lệ sử dụng vải nội địa đạt 70-80%.


Lãnh đạo Vinatex cho biết không chỉ cung cấp trang phục của các vận động viên thể thao trong cả nước, tháng 7 tới, nhân viên của hãng hàng không quốc gia VietnamAirlines cũng sẽ sử dụng các sản phẩm của Vinatex.

"Hiện có rất nhiều hãng tư nhân mở thương hiệu thời trang cạnh tranh với chúng tôi. Vinatex không từ bỏ thị trường nội địa. Đây là thị trường rất cạnh tranh, song lành mạnh, ai đáp ứng yêu cầu, đa dạng được mẫu mã, tìm được cách đi của mình thì sẽ chiếm lĩnh thị trường", Phó tổng giám đốc Vinatex cho hay.

Theo ông Dũng, tập đoàn sẽ nhắm vào điểm nổi thị trường, không chỉ bán quần áo đơn thuần mà còn kết hợpquảng bá rộng rãi thương hiệu. "Trước xu thế như hiện nay, giữ được thị phần không phải dễ, do đó, cần mở ra nhiều cái mới để có tăng trưởng", ông nói.

Báo cáo hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 2 con số, đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 42% so với tổng kim ngạch đạt 5,18 tỷ USD, xuất khẩu sang EU đạt 1,45 tỷ USD.

Đối với 2 thị trường châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt lần lượt là 1,3 tỷ USD và 948 triệu USD. Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ hai sau Trung Quốc tại hai thị trường này.

Riêng Vinatex, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 612,6 triệu USD, tăng 2,6% so với trước đó. Doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 24.241 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ. 

Mức tăng trưởng chỉ đạt trên 10%, theo đánh giá của lãnh đạo tập đoàn con số này vẫn chậm hơn so với cùng kỳ năm. Dù nhận định xuất khẩu từ nay đến cuối năm tình hình xuất khẩu sẽ không được cải thiện nhiều, song lãnh đạo tập đoàn khẳng định mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 27-27,5 tỷ USD vẫn có thể đạt được.

Vinatex thu trăm tỷ mỗi năm nhờ may đồng phục cho 8 tập đoàn

Dù chiếm doanh thu nhỏ nhưng may đồng phục đang là một mảng sáng sủa của Vinatex trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Thông tin về việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Tập đoàn Dệt mau Việt Nam (Vinatex) cho biết 3 năm qua đã liên kết với các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công thương để may đồng phục.

>> Xem thêm: Tin thời trang 2020


Doanh thu mỗi năm cho mảng này đều hơn 100 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu từ việc may đồng phục đạt 106,5 tỷ.

Hiện Vinatex đang may đồng phục cho 8 tổng công ty, tập đoàn lớn, như: Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam... Trong đó, khách hàng đặt may đồng phục lớn nhất trong 3 năm qua là Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Năm ngoái, tổng công ty này chi cho Vinatex 38 tỷ đồng để may đồng phục. 9 tháng đầu năm nay, số tiền đã lên tới 45 tỷ đồng.

Bà Phạm Minh Hương - Giám đốc điều hành Vinatex cho biết, tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối, sử dụng sản phẩm của nhau với các tập đoàn, doanh nghiệp nội địa lớn cũng như chăm chút cho các khách đặt may đồng phục.

"Đối với khách hàng điện lực, cần hiểu rõ đồng phục khách hàng cần không chỉ là đồng phục thông thường mà cần thỏa mãn công năng an toàn, bảo vệ được cho người lao động, giúp người lao động luôn thoải mái làm việc tại những vị trí đặc thù", bà Hương nêu ví dụ.

Nửa đầu năm 2018, tổng thu nội địa của Vinatex hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Dự kiến cả năm nay, tổng thu nội địa sẽ đạt 12.638 tỷ đồng, tăng 22,58% so với cùng kỳ 2017.

Dù làm ăn vẫn phát triển nhưng bà Hương cho rằng ngành may mặc còn đối diện khá nhiều khó khăn. Tại các vùng đô thị, tâm lý sính ngoại vẫn còn chiếm đa số. Cùng với đó, hàng nhái, hàng nhập lậu luôn chiếm ưu thế về mẫu mã đa dạng, giá rẻ nên thâm nhập mạnh vào nông thôn.

"Một số sản phẩm có nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu nên giá thành sản phẩm cao. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt với áp lực từ các thương hiệu ngoại đang tấn công thị trường Việt Nam như Zara, H&M, Topman... Thêm vào đó, vấn nạn hàng nhái, hàng giả diễn ra ngày càng tăng và tinh vi hơn", bà Hương nhận xét.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Bài test 2: Đồng phục nhà hàng

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành may đồng phục áo phông và sơ mi, Bốn Mùa tự hào đã mang lại những bộ trang phục đẹp mắt và ý nghĩa cho hàng trăm ngàn khách hàng khắp cả nước. Với đa dạng các mặt hàng đồng phục chính như: áo lớp, áo gia đình, áo nhóm, doanh nghiệp – nhà hàng – khách sạn, áo khoác gió – khoác nỉ, đồng phục mầm non, mũ đồng phục,....


Bài test 1: Đồng phục doanh nghiệp

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành may đồng phục áo phông và sơ mi, Bốn Mùa tự hào đã mang lại những bộ trang phục đẹp mắt và ý nghĩa cho hàng trăm ngàn khách hàng khắp cả nước. Với đa dạng các mặt hàng đồng phục chính như: áo lớp, áo gia đình, áo nhóm, doanh nghiệp – nhà hàng – khách sạn, áo khoác gió – khoác nỉ, đồng phục mầm non, mũ đồng phục,....