Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Sở Giáo dục Hà Nội: 'Chỉ may đồng phục mới khi cần thiết'

"Hiệu trưởng các trường tuyệt đối không được để em nào vì không có đồng phục mà không được đến trường", Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống nói

Báo cáo tại cuộc họp của Thành uỷ Hà Nội chiều 26/8, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Hiệp Thống cho biết, công tác chuẩn bị cho năm học mới 2014-2015 của Hà Nội đã tương đối hoàn tất. Toàn thành phố có trên 2.500 cơ cở giáo dục với hơn 1,7 triệu học sinh (tăng 50 cơ sở giáo dục, hơn 142.000 học sinh).

>> Xem thêm: Tin thời trang 2020


Cũng theo ông Thống khẳng định, khoản thu đồng phục học sinh không bắt buộc. "Sở không cấm các trường, phụ huynh may đồng phục cho học sinh. Tuy nhiên chỉ may mới đồng phục khi thực sự cần thiết. Hiệu trưởng các trường tuyệt đối không được để em nào vì không có đồng phục mà không được đến trường", ông Thống nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo Sở cho rằng, việc học sinh toàn trường mặc đồng phục cho năm học mới, cùng đồng thanh hát quốc ca là hình ảnh đẹp, có ý nghĩa giáo dục và giúp các em thấy được lòng tự hào, trách nhiệm với nhà trường. Do đó, mặc đồng phục, theo ông là cần thiết.

Phó ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Phan Đăng Long đồng tình với ý kiến, mặc đồng phục sẽ nâng cao vẻ đẹp, niềm tự hào về nhà trường. Theo ông, ý nghĩa sâu xa của việc học sinh trong cùng một lớp mặc đồng phục là giúp các em không bị mặc cảm, phân biệt giàu - nghèo.

"Nếu trong một lớp không thực hiện đồng phục thì các cháu con nhà giàu có thể ăn mặc cách biệt rất xa với con nhà nghèo nhiều. Như vậy, học sinh sẽ bị mặc cảm khi bước vào lớp", Phó ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội chia sẻ.

Vấn đề lạm dụng thu chi đầu năm, hôm nay tiếp tục được đặt ra với lãnh đạo Sở GD&ĐT. Phó giám đốc Sở Nguyễn Hiệp Thống cho biết, theo quy định của UBND TP Hà Nội, trong các trường học có một số khoản thu khác ngoài học phí gồm: Thu, chi phục vụ bán trú trong các trường có tổ chức học bán trú gồm tiền ăn, chăm sóc và trang thiết bị phục vụ bán trú; Thu, chi viện trợ quà biếu, tặng, cho; Thu chi dạy thêm, học thêm trong các trường THCS, THPT; Thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường...

Một số nội dung thu có quy định mức trần như: chăm sóc bán trú, trang thiết bị bán trú, học 2 buổi/ngày, dạy thêm học thêm trong nhà trường và phải được thoả thuận bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh.

Để kiểm soát việc thu chi, Sở GD&ĐT và các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thoả thuận thống nhất bằng văn bản về mức thu khác của các cơ sở giáo dục công lập theo phân cấp quản lý. "Các khoản thu ngoài học phí phải trình lên UBND quận, huyện, Sở GD&ĐT để đảm bảo tính tự nguyện, chính xác", lãnh đạo Sở GD&ĐT nói.

Ông Thống cũng cho hay, ngay khi vào năm học mới, Sở sẽ tổ chức 5 đoàn tới các trường để kiểm tra việc thu chi đầu năm, nhằm đảm bảo không có tình trạng lạm dụng. Sở khuyến khích người dân khi phát hiện tiêu cực sẽ thông báo qua email hoặc số điện thoại đường dây nóng để xử lý kịp thời.  

Để giảm áp lực tài chính đầu năm cho cha mẹ học sinh, đặc biệt các em sống ở vùng KV1, KV2 nông thôn như Ba Vì, Thạch Thất..., Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường không tập trung ngay các khoản vào đầu năm học.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét